Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

Ngôn ngữ Latin





Aaerrttcy huuttg dedu gygyhgu kojgrsy
Ftftcy hghihi
Ftggngbgy ygyfyu guuidxr vyyiueu
Tgt iyfdrg ujujijne fgtghhij

Ysyhujrn vyg frebft dtyhjheaf
Gyybj gujkjy sertghnhudsu huuink dtrdyuijoah fygyui fy fyuu urrnfyt
Cfggh yhoigfec hiufty iuuttfjseguhsewtk kkftf
Fybuiftk gu ii goirsrdfv hukskg
Yeiwgtdjsl
Geheiosg

Hiqkin heui uksihwjsyve uebfsk ojsfne hd hdikefh
Hshdi te wow gsus usokwbeg hsumeg gsun kjsu usbsisnu
Gsdsuej geui gsuibenh bejejt uehusg otrfrn udjbwfshh

Syjwo hdjk isjih1o usnsn jdnmebu euhd h gebdj dbown
Shusu
Dbhjq. Jdjuis ksjygqbos shyyj ushemdjv dnhsgsnsggs gsgshsvwjjs
Shsj
Dhi dh
Hsjj
Bsudne iejsuyy
Dnhhe j
Hshwmbduwn bsyhwn
Bsujwnehyu suhwisbdtwjmw sijegdnnyd
Hdghdk dhhjwisn jdhbejwksbdjf
Dhdyhej
Bdygdnkd
Shjqow udgbwek
Hsygej hdj rkrhr uenwj jebr jrgg jebeij fintbht hrhrbj ryrbrtr hrhrhurg
Kfjygdnyd hdhdjujwk kdjdbgfybeb hnebddib djdbgfbejd. Eddbe he hdhdhdb
Dbdhgdneh hdhrbyd hebheujs hdhnenfudvb

Orhfu hdhr hrbeo eywneu euejj hen eo
Jfij jdi unueyk hebrhyebj eydfk udnfygek jdfrjgr hrbbgeb
Dgyrjnosmskuwk kdjdjyge hgbd eohe eujebehhr hdbrm hdjneghe
Hrhdhh rjjdie hehiwnd hdjdf duebwkiqb djqonsnvcbsmg hdhdndbmujsnd
Bduhwn hdjdoyrn jrhrmhg hdhdjgj rhrjin rhhrmfufg erfehudh gdfnrb
Bdhjdj hrjrj henenwi hdfbenrj ruejebfh yhrbrghne rhrhjbf. Rhrjrrbhh rhr
Hdhehu eheheu ehenejjdi rjdnfnb rjrjnrbjen ejnrndkn rhrbhhfbn rgrhnje
Endudhh fbkdhei ehdniw ownqhjqnek rkmrbfkf kdndbhddnjd jrjen
ejrjdndnfn rhhd dhjwm ejqloidp pw djhek djdiowplgfm fjfmjeusbdhje

Sjdjgp!
Bshjeon jdl msowmi nskkwoms hsjnsijdnvh
Bsyjhwo hsjjs uhwkjs hsinjksk nsjsnik
Bsuuen, bsuejs, hdjsj, kdnusb, gehuekejd, bejjdbduhdk
Jdnidkh. Jdidmdu. Nskwmsih. Hdidind.
Ydhdunhsimwhs nekemkek iejnekdnm

Huhu hikggng jjrjit ffij gyhu huijjinb.

11/2018
Phan Thanh Binh

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

Tạp chí Hợp Lưu giới thiệu thơ Phan Thanh Bình

Tạp chí Hợp Lưu, một tạp chí văn chương nổi tiếng ở Hải ngoại (Mỹ) giới thiệu thơ Phan Thanh Bình trên trang web của họ.

Giới thiệu nhà thơ Phan Thanh Bình

Bài thơ Thơ & thi sĩ


Ảnh chụp màn hình ngày 13/11/2018



Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

Phiến diện Tôi

Phan Thanh Bình

Phiến diện anh, những phiến diện anh, như tiếng tù và lăn lan trên mặt hồ nước đọng, như tiếng chó tru tréo sủa người trong đêm xá tội.

Em có thể xếp những nguệch ngoạc anh tung tóe khắp nơi liền thành dải mã vạch, nhưng sẽ chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em ghép được anh hoàn chỉnh.

(Thơ & thi sĩ - PTB)



Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Hoàng Thị Thu Thủy - Đọc thơ Phan Thanh Bình

TS. Hoàng Thị Thu Thuỷ
Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế

Đọc thơ Phan Thanh Bình


HTT - Ý thức, băn khoăn và hiểu được độ chênh giữa văn chương với cuộc đời trong cái thời “chạm và vuốt” cũng là cách nhà thơ Phan Thanh Bình đánh thức lương tri của những người cầm bút chân chính và cả những người không cầm bút, là độc giả…

Biết Phan Thanh Bình qua một vài bài thơ anh đăng trên Facebook, những bài thơ được anh rút ra từ hai tập thơ Phẳng & Nghiêng; Chạm & Vuốt. Quen nhau trên facebook nhiều người nghĩ là ảo, nhưng với tôi thì rất thật, bởi anh đã yêu quý gửi tặng cho tôi cả hai tập thơ. Hai tập thơ gửi đến Huế vào tháng 5 năm 2017, nắng bỏng cháy, còn tôi thì đang thực hiện những chuyến dạy xa nhà, dạy ở trường Trung cấp Luật Đồng Hới, mỗi tuần về Huế lại lo chạy sấp chạy ngửa dạy bù cho những lớp ở Huế. Cảm thấy mình là bạn đọc vô tâm nhất khi nhận quà quý mà chưa gửi lời tri âm.

Nhân dịp xuân Mậu Tuất, cũng sắp đến ngày thơ Việt Nam, lần giở những trang thơ, tìm kiếm anh thi sĩ, tìm kiếm cảm xúc trữ tình trong trái tim người con gốc quê Bình Thuận, nay đã định cư ở Thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà cuộc sống lúc nào cũng gấp gáp, vội vã, ai đã từng đến đây thì sẽ đọc được cái cảm nhận rất chính xác của nhà thơ: “Nhà bám theo đường, người bám phố/Cộng sinh từ thuở lập điền/Đất Sài Gòn không kiêu bạc/Cho anh về bên em/Đường là nơi kiếm sống/Phố làm chỗ dung thân/Ai cũng là quen biết/Nhưng chẳng ai biết mình”. Phải nói là những câu thơ tự sự, tự tình của anh đã khiến cho nhiều người sống tha phương nhận ra có mình trong đó. Hàng năm có biết bao sinh viên của tôi đi tìm việc trong đó, rồi lọt thỏm vào một vị trí nào đó, không ai biết, nhưng mỗi dịp Tết đến xuân về, các em trở về lại nhộn nhạo, tự tin hẳn lên, và đã vào đó thì chẳng ai nói sẽ quay về quê hương, cũng có lẽ “Người Sài Gòn thanh hậu/Sống mãi trở nên quen”.

“Thế giới phẳng”
tâm hồn ta nghiêng
làm sao vượt qua vách đá cuộc đời?

Lấy ý tưởng “thế giới phẳng” của nhà báo Thomas Friedman làm ý tưởng và tứ thơ “tâm hồn ta nghiêng” làm tiêu đề cho cả tập thơ, đã là sự gẫn gũi giữa cái tôi thi nhân vơi độc giả. Đối tượng trữ tình là em, là nơi để nhà thơ tự sự, giãi bày các cung bậc cảm xúc khi cái tôi thi nhân muốn “vượt qua vách đá cuộc đời”.

Từ EM, anh có thể giãi bày về nỗi cô đơn, trằn trọc trong Đêm: “Đêm cô đơn… Đêm sợ hãi… Đêm trằn trọc”… và rồi “Tôi đánh vật với từng đêm/Bằng những đòn cân não/Tóc lại thêm sợi bạc trước bình minh”. Càng đọc thơ Phan Thanh Bình, tôi càng cảm thấy mình gần gũi hơn với một con người có những vùng kí ức mà khẽ chạm vào là thấy nhớ, có những nỗi niềm suy nghĩ và trăn trở của một người đàn ông chí khí, người đàn ông lãng mạn, người đàn ông đa tình… “Cõi riêng nơi anh đã chạm… Anh nghiêng bờ vai, Em nghiêng mái đầu”… và “Chỉ sáng mai thôi/Câu thơ anh hóa đá đợi em về” (Thơ cho em). Trong cái thành phố mà không một phút giây nào vắng người đi trên đường, không một ai có thể đi chầm chậm, không một ai không vội vã vẫn còn một anh lãng đãng, chầm chậm, mơ màng: “Hình như là giao cảm/Trên đường phố đông người/Đi chậm thôi em nhé/Cho anh còn theo em” (Sài Gòn có em). Rất thật, tự sự thôi, không thi vị hóa cái tôi kiêu kì như kiểu Xuân Diệu thời kì 30 – 45: “Em bước điềm nhiên không vướng chân/Anh đi lãng đãng chẳng theo gần” (Xuân Diệu – Thơ duyên), bởi vì anh đang sống vào thế kỉ 21, thế kỉ mà con người hội nhập, con người toàn cầu hóa đang làm thay đổi cái cách con người sống từ bước đi, cách nghĩ cho đến mọi mối quan hệ. Anh lành hiền thế thôi, bất chợt gặp em trên đường, không biết “Phố nhà em ở đâu” mà đã nghĩ “Hình như là giao cảm”.


Thơ ca là vậy, là hình như, dường như, ngỡ như… mà đã xao xuyến, đã bâng khuâng, đã tìm cách chạm vào bờ vai, nhìn vào khóe mắt và rồi trăn trở “Biết đến bao giờ/Mình sẽ lại tìm/Được nhau?” Có vẻ như đã biết, đã nhận ra, đã mến thương đến độ lo lắng, đến mức si mê “Sẽ không là mùa thu/Nếu không vàng hoa cúc/Sẽ không là hoa hồng/Trong đời anh không em” (Hoa hồng của một ngày). Chọn cách kết cấu tới hạn để khẳng định tình yêu vĩnh hằng cũng là cách viết của nhiều thi sĩ, với Phan Thanh Bình, điều này cũng không ngoại lệ. Với bài thơ Em đi về phía biển, nhà thơ sử dụng câu hỏi tu từ nhẹ nhàng dễ thương: “Em đi về phía biển/Trời xanh có xanh hơn?”, âu đó cũng là lối suy nghĩ của thời kì hội nhập. Bởi trong những bài thơ Nhật ký ngày xa em, Vùng kỉ niệm, Người đàn bà kể… ta thấy trong trái tim thi nhân là một sự cảm thông, sẻ chia, chấp nhận… để EM – người đàn bà không hạnh phúc, chưa hạnh phúc… tìm được bến đỗ bình yên, dù trong anh đã hình thành một vùng đau mới. Không lãng mạn như nhà thơ tình nổi tiếng thế giới Puskin: “Cầu cho em có người tình như tôi đã yêu em” (Puskin – Tôi yêu em), bởi vì anh nhận hết về anh mọi khổ đau, sầu muộn: “Anh trở về nơi anh thấy cô đơn/Gọi mãi tên em, gọi nhầm tên bè bạn/Sống cứ sống, chấp nhận dần số phận/Rồi tháng, rồi năm, rồi cũng một đời người” (Vùng kỉ niệm).

Cách đây chừng 10 năm, đọc báo, người ta nói có nơi người ta không cần thơ, vì nói gì thì nói thẳng ra, chứ đọc thơ cứ mơ hồ, đa nghĩa, mệt quá. Lúc đó, tôi lo sợ, sợ một ngày nào đó mọi công dân Việt Nam cũng sẽ nói như thế, thì tâm hồn mình sẽ cằn cỗi biết chừng nào. Nhưng khi đọc Phẳng & Nghiêng của nhà thơ Phan Thanh Bình, tôi nhận ra, thơ với cuộc đời rất gần gũi, không mơ hồ, đa nghĩa kiểu như ca dao trước đây “hôm nay là tám ngày mai là mười” nữa, mà nhà thơ đã nắm bắt được xu hướng thời đại, hơi thở, tâm lý của con người thời đại, nên anh đã “Chạm & Vuốt”:

“Chạm và vuốt
thế giới ảo
thời gian thực
bàn tay kết nối bàn tay”
(Chạm & vuốt)

Hiện đại thế đấy, gần gũi thế đấy, khoa học thế đấy. Chỉ bằng cái smartfone trong tay con người đã “ngược về kỷ Juna xem lại những địa tầng”, rồi “thử tìm mình ở tận mai sau”


Có lẽ tứ thơ trong tập thơ Chạm & Vuốt là tứ của hơi thở thời đại, của cái thời mà mỗi một con người hễ ở đâu và làm gì cũng để “chạm và vuốt”, và thậm chí quên cả bữa cơm, quên cả bạn bè, quên cả giấc ngủ, quên cả hơi ấm bàn tay… vì mải “chạm và vuốt”. Và trái tim thi nhân vẫn âm thầm, rạo rực thu nhận những thay đổi của con người, cảnh vật, của mỗi nơi anh từng đặt dấu chân mình. Nếu ở Phẳng & Nghiêng anh viết những vần thơ da diết với Bình Thuận – cố hương, Sài Gòn – “Nhà bám theo đường, người bám phố” thì đến tập thơ Chạm & Vuốt, thế giới cảm xúc thơ mở rộng hơn “em dẫn Huế vào anh hay dẫn anh vào Huế?/cơn mưa chiều bọc lót buổi hoàng hôn/người thiếu nữ suốt đời ngôi thiếu nữ/dù vị hoàng đế cuối cùng không phải là anh" (Zich zắc mùa thu); “Thức giấc đi em!/Dẫu niềm tin trong đêm bị đánh cắp/vẫn còn nhiều hi vọng buổi sớm mai/tia nắng nhọn châm vào ta ánh sáng” (Thơ tình cho Alpha); “Trời vừa tối tôi theo trăng ra đảo, tuổi cát Trường Sa bằng tuổi cát đất liền/Mẹ Tổ Quốc phân thân mình giữ biển/Người định bờ buộc con cháu ra khơi?” (Tình ca san hô)… Con người rong ruổi, con người kiếm tìm, con người trăn trở… đã bật thành những vần thơ giàu chất hiện thực, chất suy nghĩ trong tập thơ Chạm & Vuốt. Cũng có những câu thơ bạo liệt, mang hơi thở thời đại, của những khoảng thời gian mà mỗi công dân đều không thể giấu mình: “Buổi sáng tìm em/Anh mở ngoặc tìm mình/Con cá chết ngoài khơi, đang phơi bầy trên cát/biết ghi chú điều gì để không mắc tội với tiền nhân?” (Mở ngoặc và ghi chú)

Lời thơ của thi nhân nhiều khi nóng như ngọn lửa:

“Ta cứ mãi với sắc huyền hỏi ngã
phóng to đêm
khuyếch đại chiều tà

Ta vẫn thấy cuộc đời vô căn cước
sáu nan đề
sáng đẹp sáu vầng trăng

Câu thơ số cuối ngày đang mã hóa
bàn phím văn chương
thiếu chữ em cần”
(Thi sĩ)

Ý thức, băn khoăn và hiểu được độ chênh giữa văn chương với cuộc đời trong cái thời “chạm và vuốt” cũng là cách nhà thơ Phan Thanh Bình đánh thức lương tri của những người cầm bút chân chính và cả những người không cầm bút, là độc giả. Cũng như bao thi nhân khi cầm bút, viết về Tổ Quốc, về nhân dân trong những thời khắc đặc biệt, bài thơ cuối trong tập thơ Chạm & Vuốt đã lắng đọng từng câu chữ về sự hi sinh của những người lính bởi: “Em ơi, Đất nước mình có lúc không may/Đất nước mình có những lần lỡ nhịp/anh có lỗi, người hôm qua có lỗi/không phải bao giờ chúng ta cũng thông minh”. Viết về Tổ Quốc không mới, nhưng cách nghĩ về Tổ quốc của anh rất mới, mang tính thời sự, cũng nhờ thông tin của cái thế giới phẳng, để thêm lửa cho ngòi bút của anh.

Quả thực, khi nhận món quà của anh, tôi rất xúc động, rồi khi đọc thơ anh, tôi giật mình, đọc lần thứ nhất thấy hơi ngại, vì có vẻ trái tim của thi nhân lãng mạn, sâu thẳm, cái nhìn của thi nhân bạo biệt. Từ mùa hè bận rộn, đến mùa thu cũng gấp gáp, và qua cả mùa đông rét tái tê tôi cũng không dám mở ra đọc lại. Bây giờ khi mùa xuân ấm áp đã về, có khoảng thời gian của Tết, tôi bắt đầu đọc kĩ thơ anh, nhận ra, anh xứng đáng là thi nhân của “thế giới phẳng”.

Mồng 8 Tết Mậu Tuất, 2018
Hoàng Thu Thủy

Hai bài thơ yêu thích trên Tuần báo văn nghệ TP.HCM





Đỗ Hữu Thùy Dương - Tập thơ “Phẳng & Nghiêng” của Phan Thanh Bình Bản tình ca vọng mãi



Nhà thơ Phan Thanh Bình (bút danh Thy Sinh) làm thơ từ khi còn học phổ thông. Anh được kết nạp và trở thành hội viên Hội văn nghệ Bình Thuận khi mới 19 tuổi, có nhiều sáng tác in trên các báo và ấn bản chung. “Phẳng & Nghiêng” là tập thơ đầu tay của anh vừa xuất bản.

Đọc các bài thơ trong tập “Phẳng & Nghiêng” ta cảm nhận đó là những mạch hồi ức đan xen giữa quá khứ và hiện tại, nối kết một cách tự nhiên giữa tình cảm gia đình, quê hương, đất nước và bè bạn. Thơ tình của anh là nguồn cảm hứng vô tận với chất thơ trong sáng, lời thơ nồng nàn, sâu lắng, hồn nhiên và da diết. Câu thơ chân chất, mộc mạc nhưng diễn đạt được những hình ảnh chứa chan, dạt dào, sâu thẳm khiến người đọc xúc động, bâng khuâng như có hình bóng của mình trong đó.

Các bài thơ tình yêu của anh bắt nguồn từ những xúc cảm cụ thể, chân thực với những trải nghiệm tình cảm của bản thân nên anh thể hiện được vẻ đẹp đa dạng, tinh tế, những rung động sâu thẳm nơi trái tim và tâm hồn.

Những bài thơ viết về quê hương là cảm xúc nồng ấm, giàu hình ảnh và hết sức giản dị, với những câu thơ chân chất, mộc mạc, bình dị nhưng khi đọc không ai không thấy nao lòng:

“ Có dịp mời em về Phan thiết
Đứng bóng Cà Ty cuối sông Mường
Tháp Nước bình yên đêm cổ tích 
Qua cầu Quan lại nhớ cầu Quan”
(Nếu Tìm Em Sẽ Nhận Ra Anh)

Anh còn có một bài thơ với lời thơ sâu lắng, đậm tình, xúc động tặng bạn mình, một người bạn văn chương sống và viết bên dòng sông Cà Ty quê hương anh, từ chối những cơ hội tốt hơn cho chính mình:

“ Đời có lắm nghề sao anh lại làm thơ
Tôi vẫn nghĩ anh đang trên bục giảng
Say sưa kể về Nguyễn Trãi ở Đông Quan
Nguyễn Du từng đi sứ.

Không. Anh không muốn nói về những điều đã cũ
Để chân trời cho những cánh chim bay.
….

Anh cứ mặc nhiên làm thơ, mặc nhiên không cần ai biết
Bên dòng Cà Ty chan chát mặn bốn mùa
Vì người thiếu nữ năm xưa?
Hay số phận buộc anh ở nơi này?
(Viết Bên Dòng Cà Ty)

Trong tập thơ “Phẳng & Nghiêng”, các bài thơ về tình yêu đôi lứa của anh có nét dung dị, đằm thắm, thiết tha nhưng bao giờ cũng chân tình, dịu dàng, quyến rũ và mãnh liệt. Mỗi bài thơ là một khát khao cháy bỏng, một nỗi nhớ mênh mang…

“Chia tay anh, em khóc cho mình
Giọt nước mắt xóa đi niềm uất hận.
Anh không thể chạm vào lòng trắc ẩn
Cho em thêm một lần tin”
(Vùng Kỷ Niệm)

“Mỗi đầu ngày thức giấc nhớ về em
Nghiêng bên nào cũng thấy mình có lỗi.
Tia nắng sớm đến bên anh luôn là tia nắng mới
Như là em, như không phải là em.”
(Tín Hiệu Không Lời)

Tình yêu của tác giả còn hướng về những cuộc đời bất hạnh, đổ vỡ trong tình yêu, để những nỗi đau, những thất vọng được thay bằng một niềm hy vọng mới, để tiếp tục hòa nhập vào cuộc đời, vì cuộc đời này còn nhiều yêu thương đang chờ phía trước:

“ Ta sẽ lại yêu hơn chính bản thân mình
Yêu những thứ khi có em đã làm ta quên mất
Học lại cách cùng mọi người chung sống
Để quên đi khi em đã xa rồi”
(Khi Em Buông Tay)

Ở tập thơ “Phẳng & Nghiêng”, chúng ta cũng có thể nhận ra những trăn trở phẳng nghiêng của đời thường :

"“Thế giới phẳng” 
Tâm hồn ta nghiêng
Làm sao vượt qua vách đá cuộc đời?”
(Phẳng & Nghiêng)

Đọc Tập thơ “Phẳng & Nghiêng” của nhà thơ Phan Thanh Bình để tìm lại chính mình trong những vần thơ yêu thương của anh./.

Người yêu thơ
Đỗ Hữu Thùy Dương